PjE
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

đề cương Ngữ văn HK I

Go down

đề cương Ngữ văn HK I Empty đề cương Ngữ văn HK I

Bài gửi  Admin Sat Dec 17, 2011 6:32 pm

Đề bài: Em có hiểu biết và suy nghĩ như thế nào về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta?


Trường THPT Ngô Gia Tự ĐÁP ÁN KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 05
Tổ Ngữ Văn Môn : Ngữ văn 11
----------- Thời gian: 90 phút

Đáp án:

1. Yêu cầu về kĩ năng: Hs biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, có cảm xúc, sử dụng đúng câu, từ, chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức: Tùy vào khả năng, HS có thể có những cách làm bài khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo những yêu cầu chính sau:
Mở bài: Giới thiệu và khẳng định : (1 điểm)
“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.
Truyền thống đó vẫn được nhân dân ta kế thừa phát huy qua các thời kỳ lịch sử.
Thân bài:
* Hiểu biết và suy nghĩ về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
- Giải thích:
+ Tôn sư là đề cao, tôn vinh, coi trọng người thầy giáo, bởi người thầy là người có vai trò quan trọng đối với xã hội, với đất nước, là người mang sứ mệnh cao cả, gánh vác sự nghiệp trọng đại – đó là sự nghiệp “Trồng người” (1 điểm)
+ Trọng đạo là coi trọng nghệ dạy học, nghề dạy đạo lí làm người. Nghề dạy học được nhân dân ta coi trọng bởi đó là “ Nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí” (1 điểm)
+ Ý nghĩa của truyền thống “Tôn sư trọng đạo” thể hiện suy nghĩ, tình cảm, sự nhìn nhận đúng đắn của nhân dân ta về người thầy giáo và nghề dạy học. Điều đó chứng tỏ dân tộc ta là một dân tộc văn hiến và hiếu học.
Truyền thống ấy còn gắn liền với sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện nay, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh (1,5 điểm)
* Bàn luận:
“Tôn sư trọng đạo” trở thành truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc. truyền thống ấy trong cuộc sống hiện nay vẫn được kế thừa và phát huy đúng hướng < Nhân dân Việt Nam luôn yêu qúi, tôn trọng người thầy và coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Ngày 20/11 hàng năm là ngày hội lớn của toàn dân để tôn vinh người thầy và nghề dạy học cao quí> (2 điểm)
Trong thời đại ngày nay, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” còn mang một ý nghĩa mới. Nó được xem là tinh thần, sức mạnh, hành dộng để đưa đất nước ta có thể sánh ngang với các cường quốc năm châu.
(0.5 điểm)
* Muốn gìn giữ và phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” ta phải làm gì?
(Học sinh tự đưa ra suy nghĩ về vai trò, trách nhiệm của bản thân) ( 2 điểm)
Kết bài: “Tôn sư trọng đạo”là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Chúng ta cần gìn giữ và phát huy đồng thời có sự vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn để đạt kết quả tốt nhất.
( 1 điểm)
==============================================
I. NỘI DUNG ÔN TẬP:
1. Phần giáo khoa: ( 2 điểm):
- Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao.
- Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ báo chí, thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu, bản tinh.
2. Phần làm văn: (7 điểm)
- Nghị luận xã hội: Viết một đoạn văn trình bày quan điểm về một vấn đề xã hội – đạo đức. (3 điểm)
- Nghị luận văn học: Phân tích, cảm nhận một vấn đề về văn học qua các tác phẩm đã được học. (5 điểm)
. Hai đứa trẻ – Thạch Lam.
. Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân.
. Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tan gia” (Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng.
. Chí Phèo – Nam Cao.

II. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP:
+ PHẦN VĂN HỌC:
1. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân:
- Nguyễn Tuân (1910-1987) người Hà Nội. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: tài hoa, tài tử, uyên bác, độc đáo. Tác phẩm của Nguyễn Tuân là những tờ hoa, trang văn đích thực thể hiện tấm lòng gắn bó thiết tha với những giá trị văn hóa cổ truyền, với nếp sống thanh cao, đầy nghệ thuật của ông cha… Nguyễn Tuân sở trường về tuỳ bút.
-Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (1940), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972),…
- “Vang bóng một thời” có 12 truyện xuất bản năm 1940. “Chữ người tử tù” rút trong “Vang bóng một thời”. - Tác phẩm: Tác giả ca ngợi Huấn Cao - một nhà nho chân chính - giàu khí phách chọc trời khuấy nước, có tài viết chữ, qua đó khẳng định một quan niệm sống: phải biết yêu quý cái đẹp, đồng thời phải biết coi trọng thiên lương. ”
2. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam :
- Thạch Lam (1910-1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh. Sinh tại Hà Nội.
- Em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo.
- Xuất thân trong một gia đình công chức.Ông là người đôn hậu và tinh tế.
- Biệt tài về viết truyện ngắn.Viết truyện không có chuyện. Chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật.
- Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
- Tác phẩm chính: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc…


3. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng:

- Vũ Trọng Phụng (1912-1939). Quê: tỉnh Hưng Yên.
- Xuất thân trong một gia đình “nghèo truyền kiếp”.
-Cuộc sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết báo, làm văn chuyên nghiệp.Ông mất vì mắc bệnh lao.
- Có sức sáng tạo dồi dào. Thành công ở thể loại phóng sự. Ông được coi là “ông vua phóng sự đất Bắc”.
- Sáng tác của Vũ Trọng Phụng toát lên niềm căm phẫn cái xã hội đen tối, thối nát đương thời.
- Tác phẩm chính : Phóng sự: Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô. Tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê.

4. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao:
- Nam Cao là nha văn hiện thực xuất sắc nhất của văn học Việt Nam 1930-1945.
- Người trí thức và nông dân nghèo là những hình ảnh quen thuộc trong các tác phẩm của ông. - Chí Phèo là một tác phẩm được xem là kiệt tác của Nam Cao, kết tinh tài năng nghệ thuật, cái nhìn hiện thực sắc sảo và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. Đặc biệt, ở đó, Nam Cao đã khá thành công khi miêu tả diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự tay cầm dao kết liễu cuộc đời mình.

+PHẦN VĂN HỌC:
1.
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
1.Truyện “Vang bóng một thời” chưa đầy 2500 chữ nhưng hàm chứa một dung lượng lớn. Chỉ có ba nhân vật và ba cảnh: Quản ngục và viên thơ lại đọc công văn và nói về tử tù Huấn Cao; Huấn Cao bị giải đến và sự biệt đãi của ngục quan đối với tử tù; cảnh Huấn Cao cho chữ trong nhà ngục. Cảnh nào cũng hội tụ cả ba nhân vật này. 2.Thơ lại: kẻ giúp
==============================================
Câu 1: Thế nào là thành ngữ? Cho ví dụ. (1 điểm)
Câu 2: Lí giải trật tự sắp xếp các bộ phận in đậm trong bài ca dao sau: (1 điểm)
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Câu 3: Nêu xuất xứ và chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. (1điểm)

Câu 4: Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ sau: (2 điểm)
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
(Trích Tự Tình (II) – Hồ Xuân Hương)
Câu 5: (5 điểm)
Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
(Ngữ văn 11, tập một, Stt, tr.93)


............................. Hết .............................


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh................................

SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG
TRƯỜNG TRUNG CẤP
KỸ THUẬT-NGHIỆP VỤ CÁI BÈ


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX)
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 – 2012

Câu 1: (1 điểm)
( Khái niệm: Thành Ngữ là những ngữ cố định, khi sử dụng trong câu, thường không có sự thay đổi về hình thức cấu tạo, và tương đương về nghĩa, về vai trò ngữ pháp với một từ hoặc một cụm từ tự do. (0.5 điểm)
( VD: + Nước đổ đầu vịt
+ Mẹ tròn con vuông
+ Đầu trâu mặt ngựa
+ Cá chậu chim lồng
* Lưu ý: - Nêu 01 ví dụ 0.25đ
- Nêu 02 ví dụ 0.5đ
Câu 2: (1 điểm)
- Ba thành phần đẳng lập (song song) về ngữ pháp (lá xanh, bông trắng, nhị vàng):
+ Lá xanh, bông trắng, nhị vàng: mô tả cảnh vật từ diện đến điểm, từ cái lớn đến cái nhỏ, từ ngoài vào trong. (0.5 điểm)
+ Nhị vàng, bông trắng, lá xanh: diễn tả hoạt động lật đi lật lại, xem xét kĩ mới phát hiện ra phẩm chất cao đẹp của sen (Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn). (0.5 điểm)

Câu 3: (1 điểm)
Nêu được xuất xứ và chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
( Xuất xứ:
- Hai đứa trẻ được in trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn (1938) là một trong những truyện ngắn đắc sắc nhất của Thạch Lam. (0.5 điểm)
( Chủ đề:
- Truyện ngắn Hai đứa trẻ cho ta hiểu được tấm lòng cảm tương sâu sắc của Thạch Lam đối với những kiếp sống tối tăm, mòn mỏi và thái độ nâng niu, trân trọng của ông đối với những tâm hồn trẻ thơ nơi phố huyện. (0. 5 điểm)
Câu 4: (2 điểm)
* Học viên có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau:

- « Ngán » : ngán ngẩm nỗi đời éo le bạc bẽo.
- « Xuân » : hai nghĩa : mùa xuân và tuổi xuân.
+ Mùa xuân đi rồi sẽ trở lại.
+ Tuổi xuân của con người qua rồi là không bao giờ trở lại.
- Nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự bé nhỏ dần làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn : « Mảnh tình--> san sẻ--> tí con con ».
+ Mảnh tình vốn đã bé nhỏ lại bị san sẻ thành ra ít ỏi chỉ còn tí con con ---> thật tội nghiệp, xót xa.
( Câu thơ mang tầm khái quát về nỗi lòng, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ thời phong kiến
* Hướng dẫn chấm:
- 2.0 - 1.5 điểm:

+ Trình bày được các ý nêu trên.
+ Diễn đạt tốt, có cảm xúc.
+ Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.

- 1.
====================================================
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 MÔN NGỮ VĂN-LỚP 11

I. NỘI DUNG ÔN TẬP:
1. Phần giáo khoa: ( 2 điểm):
- Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao.
- Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ báo chí, thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu, bản tinh.
2. Phần làm văn: (7 điểm)
- Nghị luận xã hội: Viết một đoạn văn trình bày quan điểm về một vấn đề xã hội – đạo đức. (3 điểm)
- Nghị luận văn học: Phân tích, cảm nhận một vấn đề về văn học qua các tác phẩm đã được học. (5 điểm)
. Hai đứa trẻ – Thạch Lam.
. Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân.
. Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tan gia” (Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng.
. Chí Phèo – Nam Cao.

II. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP:
+ PHẦN VĂN HỌC:
1. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân:
- Nguyễn Tuân (1910-1987) người Hà Nội. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: tài hoa, tài tử, uyên bác, độc đáo. Tác phẩm của Nguyễn Tuân là những tờ hoa, trang văn đích thực thể hiện tấm lòng gắn bó thiết tha với những giá trị văn hóa cổ truyền, với nếp sống thanh cao, đầy nghệ thuật của ông cha… Nguyễn Tuân sở trường về tuỳ bút.
-Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (1940), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972),…
- “Vang bóng một thời” có 12 truyện xuất bản năm 1940. “Chữ người tử tù” rút trong “Vang bóng một thời”. - Tác phẩm: Tác giả ca ngợi Huấn Cao - một nhà nho chân chính - giàu khí phách chọc trời khuấy nước, có tài viết chữ, qua đó khẳng định một quan niệm sống: phải biết yêu quý cái đẹp, đồng thời phải biết coi trọng thiên lương. ”
2. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam :
- Thạch Lam (1910-1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh. Sinh tại Hà Nội.
- Em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo.
- Xuất thân trong một gia đình công chức.Ông là người đôn hậu và tinh tế.
- Biệt tài về viết truyện ngắn.Viết truyện không có chuyện. Chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật.
- Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
- Tác phẩm chính: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc…


3. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng:

- Vũ Trọng Phụng (1912-1939). Quê: tỉnh Hưng Yên.
- Xuất thân trong một gia đình “nghèo truyền kiếp”.
-Cuộc sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết báo, làm văn chuyên nghiệp.Ông mất vì mắc bệnh lao.
- Có sức sáng tạo dồi dào. Thành công ở thể loại phóng sự. Ông được coi là “ông vua phóng sự đất Bắc”.
- Sáng tác của Vũ Trọng Phụng toát lên niềm căm phẫn cái xã hội đen tối, thối nát đương thời.
- Tác phẩm chính : Phóng sự: Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô. Tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê.

4. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao:
- Nam Cao là nha văn hiện thực xuất sắc nhất của văn học Việt Nam 1930-1945.
- Người trí thức và nông dân nghèo là những hình ảnh quen thuộc trong các tác phẩm của ông. - Chí Phèo là một tác phẩm được xem là kiệt tác của Nam Cao, kết tinh tài năng nghệ thuật, cái nhìn hiện thực sắc sảo và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. Đặc biệt, ở đó, Nam Cao đã khá thành công khi miêu tả diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự tay cầm dao kết liễu cuộc đời mình.

+PHẦN VĂN HỌC:
1.
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
1.Truyện “Vang bóng một thời” chưa đầy 2500 chữ nhưng hàm chứa một dung lượng lớn. Chỉ có ba nhân vật và ba cảnh: Quản ngục và viên thơ lại đọc công văn và nói về tử tù Huấn Cao; Huấn Cao bị giải đến và sự biệt đãi của ngục quan đối với tử tù; cảnh Huấn Cao cho chữ trong nhà ngục. Cảnh nào cũng hội tụ cả ba nhân vật này. 2.Thơ lại: kẻ giúp
===================================================
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

VẤN ĐỀ TAI NẠN GIAO THÔNG
1/Mở bài Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường bộ. 2/ Thân bài a/ Nêu thực trạng tai nạn giao thông . Mỗi ngày , các phương tiện thông tin đại chúng đều có bản tin về sô lượng các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các địa bàn trên cả nước . Đáng báo động, tính chất các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số người chết tăng mạnh. Có vụ tai nạn do hai xe khách va vào nhau làm thiệt mạng hàng vài chục người . Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. b/ Hậu quả Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nỗi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Có rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề và còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật. Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha dạy dỗ . Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội. c/ Nguyên nhân Nguyên nhân gây ra tình trạng tai nạn giao thông cao ở nước ta có rất nhiều . Đó là sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ, về quy định giao thông, về các hành vi lái xe an toàn.Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn giao thông là do số mệnh con người quyết định.Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ.Việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm chất lượng tốt.Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông . Đồng thời , việc người dân sử đã sử dụng rượu bia , nồng độ cồn trong máu quá mức cho phép cũng là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn không đáng có . d/ Giải pháp khắc phục Trước thực trạng đáng bức xúc trên , Bộ Y tế, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an toàn giao thông. Áp phích, tờ rơi về an toàn giao thông và sử dụng mũ bảo hiểm đã được phân phát rộng rãi trên toàn quốc . Các tiểu phẩm phát trên truyền hình cũng góp phần vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành luật. Quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi sử dụng phương tiện xe gắn máy tham gia giao thông và xử phạt nghiêm minh những trường hợp không chấp hành luật cũng đã hạn chế bớt tình trạng tai nạn giao thông . Còn đối với giao thông học đường cần sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội , không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. Đồng thời việc đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực , đặc biệt nơi có đông trẻ em cũng cần được thực hiện . Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu
=============================================
TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG
TỔ NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
KHỐI 11. HỌC KÌ I
Năm học: 2010-2011
I. Văn học Việt Nam:
* Văn học trung đại:
1. Vào phủ Chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác)
- Nắm được tác giả, tác phẩm, thể loại
- Bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.
- Nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích:
+ Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động…
+ Kết hợp văn xuôi và thơ ca làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm
+ Cách kể chuyện lôi cuốn, khéo léo, biết phát hiện ra những chi tiết nhỏ làm nên cái thần của cảnh vật….
2. Tự tình II (Hồ Xuân Hương):
- Tác giả, xuất xứ, thể loại, nhan đề bài thơ
- Tâm trạng, thái độ của HXH: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch-> Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ.
- Nghệ thuật: + Bài thơ Đường luật cổ điển được viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt bình dân và rất tự nhiên (trơ cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, tí con con…)
+ Từ ngữ giản dị mà đa nghĩa(trơ, xuân, lại), giàu hình ảnh và rất gợi cảm (vầng trăng, bóng xế, chén rượu hương đưa, rêu xiên ngang, đá đâm toạc…).
+ Các biện pháp đảo ngữ, tăng tiến được sử dụng rất thành công.
3. Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến):
- Tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại
- Bức tranh thiên nhiên về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước; tâm trạng thời thế của tác giả.
- Nghệ thuật gợi tả và tài năng thơ Nôm của tác giả.
4. Thương vợ (Trần Tế Xương):
- Tác giả, thể loại
- Tình yêu thương quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú, qua đó thấy được tâm sự và nhân cách cao đẹp của Tú Xương.
- Nghệ thuật: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo thành ngữ, ca dao vào trong thơ.
5. Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ):
- Tác giả, thời điểm sáng tác, thể loại
- Thái độ sống ngât ngưởng, qua thái độ sống ngất ngưởng, tác giả muốn thể hiện một phong cách sống đẹp, có bản lĩnh.
- Nghệ thuật: đây là bài hát nói theo lối tự do, đặc biệt là tự do về vần nhịp; sự kết hài hòa giữa một hệ thống từ ngữ Hán Việt với một số lượng lớn từ ngữ Nôm.
6. Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát):
- Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại
- Sự chán ghét của một người tri thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.
- Nghệ thuật: hình tượng thơ độc đáo, thể hiện sự sáng tao: hình ảnh bãi cát dài; hình ảnh thơ vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc; bài thơ thuộc loại cổ thể, tự do về kết cấu, vần và nhịp điệu. Cấu trúc câu thơ dài ngắn khác nhau, cách ngắt nhịp của mỗi câu tạo nên nhịp điệu của bài ca-> thể hiện nét phóng túng, khoáng đạt.
6. Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu):
- Tác giả, thể loại
- Tình cảm yêu, ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của NĐC.
- Nghệ thuật: cách dùng phép đối, phép điệp ở cặp từ ghét thương; lời thơ mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc.
7. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn ĐÌnh Chiểu):
- Tác giả, hoàn canhe sáng tác, thể loại
- Tiếng khóc bi tráng một thời khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc; Bức tượng đài bất tử về những nghĩa sĩ-nông dân Cần Giụôc đã anh hùng chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc.
- Nghệ thuật:xây dựng nhân vật người nghĩa sĩ nông dân anh hùng lần đầu tiên xuất hiện trong nền văn học Việt Nam; Kết hợp nhuẫn nhuyễn bút pháp trữ tình và bút pháp hiện thực; Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, đậm sắc thái Nam Bộ.
8. Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm):
- Tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại
- Văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.
- Nghệ thuật thuyết phục đặc sắc thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.
* Văn học hiện đại:
1. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945:
- Đặc điểm cơ bản của văn học VN từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945.
- Thành tựu…
2. Hai đứa trẻ (Thạch Lam):
- Tác giả, xuất xứ, thể loại
- Niềm xót thương đối với những kiếp con người sống nghèo đói, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng trước mong ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.
- Nghệ thuật: Cốt truyện đơn giản, một kiểu truyện ngắn trữ tình; Giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh, lời văn bình dị, tinh tế.
3. Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân):
- Tác giả, xuất xứ, thể loại
- Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao- một con người tài hoa, có tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.
- Nghệ thuật: tình huống truyện đoọc đáo, nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa ti nhs cách nhân vật, tao không khí cổ kính, trang trọng; sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
4. Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ- Vũ Trọng Phụng):
- Tác giả, xuất xứ, thể loại, nhan đề tác phẩm
- Bản chất giả dối, lố lăng, đồi bai của xã hội “thượng lưu” ở thành thị những năm trước CM
- Nghệ thuật: trào phúng sắc bén qua tài năng kể chuyện, dựng chuyện, giọng văn của tác giả.
5. Chí Phèo (Nam Cao):
- Tác giả, nhan đề tác phẩm, thể loại
- NC khái quát một hiện tượng ở xã hội ở nông thôn Việt Nam trước CM: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã lên án đanh thép cái xã hội tan fbạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn nfười dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân tính, nhân hình. Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
- Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật:
+ Xây dựng và điển hình hoá nhân vật.
+ Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật.
+ Nghệ thuật trần thuật
- Cốt truyện: hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hoá bất ngờ.
- Ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện nghệ thuật vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
+ Giọng điệu phong phú, có sự đan xen lẫn nhau.
- Kết cấu độc đáo.
6. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô- Nguyễn Huy Tưởng):
- Tác giả, xuất xứ, thể loại
- Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩ muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân…
- Nghệ thuật kịch: ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng hợp cao; dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột đến cao trào.
II. Văn học nước ngoài:
Tình yêu và thù hận (trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét- U.Sếch-xpia)
- Tác giả, xuất xứ, thể loại
- Thông qua câu chuyện tình yêu vượt lên trên thù hận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn.
III. Làm văn:
1. Phân tích đề, lập dàn ý:
- Nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận
- Biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận
2. Nắm được các thao tác: lập luận phân tích, lập luận so sánh
3. Phân tích một bài thơ. Phân tích nhân vật ở tác phẩm truyện, biết phân tích một khía cạnh của tác phẩm.
4.Chứng minh một vấn đề văn học
5. Biết cách viết một bài văn ngắn (300 từ) về một hiên tượng đời sống.
Admin
Admin
Nữ Vương [Admin]
Nữ Vương [Admin]

Tổng số bài gửi : 191
Join date : 13/08/2011

https://thienphuong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết